Nghệ thuật tác động tới trí não như thế nào?

Em bé nào cũng yêu thích một môn nghệ thuật nào đó, có thể là vẽ, múa, hát hoặc đóng kịch.  Các hoạt động nghệ thuật đã được chứng minh bởi các nhà khoa học, rằng giúp phát triển đồng đều cả hai bán cầu não, và làm cho đứa trẻ thông minh hơn.

Nghệ thuật tác động tới trí não như thế nào?

Theo quan điểm sinh học, bộ não của con người bao gồm hai phần, bán cầu não trái và bán cầu não phải. Não trãi thiên về lý luận, phân tích và toán học nên liên quan tới các môn học như toán, khoa học, và ngôn ngữ. Não phải thì mạnh về mặt cảm xúc, trực giác và sáng tạo; vì vậy não phải sẽ hoạt động tích cực  khi được tham gia trực tiếp vào các hoạt động sáng tạo.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi được trực tiếp tự xử lý một vấn đề, não bộ của trẻ phát ra xung điện ở cả hai bán cầu não, điều này có nghĩa là, bộ não hoạt động hiệu quả nhất khi cả hai bán cầu não cùng tương tác và làm việc.  Ngày nay, rất nhiều phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ phát triển khả năng đọc, viết, làm toán ngay trước khi vào lớp 1, điều này sẽ giúp não trái phát triển mạnh mẽ, nhất là khi trước 6 tuổi.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, não bộ cần phải được phát triển cân bằng, mà não phải khi hoạt động thì lại luôn muốn tương tác với não trái. Nên về khía cạnh khoa học, nghệ thuật là sự cần thiếu cho não bộ của trẻ, để có thể kết nối các tế bào thần kinh, và phát huy tối đa công suất não bộ của trẻ trước khi các tế bào không có khả năng kết nối (quá trình kết nối não bộ thường kết thúc trước 6 tuổi, theo một nghiên cứu về não bộ của trường đại học Havard, mà tác giả sẽ trình bày trong một bài viết sắp tới).

Nghệ thuật giúp trẻ thay đổi như thế nào ?

Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học Michigan, những trẻ em được tiếp xúc sớm với các môn nghệ thuật sẽ đạt xác suất thành công cao hơn trong cuộc sống sau này. Đó là nhờ khả năng “nghĩ ra ngoài cái hộp”, được hình thành trong quá trình tự mình sáng tạo và đưa ra các sản phẩm nghệ thuật khi còn nhỏ. Điều này cực kỳ hữu ích khi lớn lên, các em có thể có rất nhiều khả năng để tự mở công ty, tham gia và các lĩnh vực nghiên cứu phát minh công nghệ & khoa học.

Trung tâm giáo dục nghệ thuật New York đã tổng kết các lợi ích của trẻ khi được tương tác với các môn nghệ thuật như sau:

  • Bé học cách tư duy sáng tạo, với cái nhìn rộng mở
  • Bé học cách quan sát, mô tả, phân tích và truyền tải
  • Bé học cách diễn tả cảm xúc, bằng những cách khác nhau
  • Bé luyện tập các môn học nhảy, âm nhạc, đóng kịch, vẽ để phát triển kỹ năng để giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy,
  • Bé khám phá rằng có nhiều hơn một đáp án cho mỗi câu hỏi, nhiều góc nhìn cho cùng một vấn đề
  • Trường học là nơi vui chơi, bé học trong khi chơi
  • Bé học cách hợp tác và chơi cùng các bạn cũng như người lớn.
  • Nghệ thuật là cầu nối của bé đến các nền văn hóa trên thế giới
  • Nghệ thuật làm bé thăng hoa, khắc phục các khó khăn của bản thân về mặt thể lực, cảm xúc hay học vấn đề đạt tới thành công.
  • Các yếu tố nghệ thuật làm tăng kết nối cộng đồng, một môi trường có những cá nhân khác biệt bao giờ cũng tìm được tiếng nói chung khi cùng tham gia hoạt động nghệ thuật.

Nghệ thuật giúp bé phát triển những lĩnh vực gì?

Trong các chương trình học mầm non ngày nay, nghệ thuật được đưa vào chương trình học với tần suất nhiều hơn. Phải kể đến sự phát triển nhanh chóng của mô hình giáo dục Reggio Emilia, với tư tưởng nghệ thuật là nội dung chính trong quá trình học tập ở trường.  Phương pháp này giúp trẻ được suy nghĩ theo cách riêng của mình, tự đưa ra các quyết định và kiểm nghiệm kết quả.  Điều này rất trùng khớp với các nghiên cứu mới nhất về não bộ ở trẻ em. Các lĩnh vực phát triển cụ thể như:

Các kỹ năng vận động (Motor skills)

Có rất nhiều động tác cần thực hiện khi thực hiện các tác phẩm mỹ thuật, chẳng hạn như cầm chiếc bút lông cho đúng, di bút sáp màu, v.v khi được thực hiện thường xuyên, sẽ giúp cho cổ tay và ngón tay đưa ra các động tác chính xác. Theo các bước phát triển trẻ (developmental milestone), một em bé 3 tuổi có thể tự vẽ được một vòng tròn khép kín, và bắt đầu học cách sử dụng kéo để cắt giấy. Đến khi lên 4, bé có thể vẽ được hình vuông hoàn chỉnh, và cắt giấy theo một đường thẳng. Kỹ năng

Phát triển ngôn ngữ  (Language Development)

Mỗi khi thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật, hay tham gia sáng tạo, là những phút giây quý giá để bé có thể học thêm vô số các danh từ, tính từ  về màu sắc, hình dạng, hay khó hơn là các động từ chỉ hành động, cảm xúc. Ví dụ, với một em bé dưới 2 tuổi bố mẹ có thể vo một tờ giấy và gọi đó là “quả bóng”.

Đưa ra quyết định (Decision Making)

Các môn học nghệ thuật làm tăng cường khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phân tích. Trong quá trình học, bé phải tự đưa ra các quyêt định và lựa chọn, ví dụ: chọn màu sắc nào ? Vẽ các hình dạnh nào ? Kích cỡ của các hình dạng, nhân vật trong bức tranh ? , điều này sẽ tạo thành một khả năng xuyên suốt trong cả cuộc đời. “Nếu trẻ có thể tự khám phá, suy ngẫm và thử nghiệm các ý tưởng mới, là khi sự sáng tạo trong mỗi đứa trẻ có cơ hội thăng hoa” (MaryAnn Kohl, giáo viên nghệ thuật, tác giả của rất nhiều quyển sách truyện dành cho trẻ em)

Học tập trực quan (Visual Learning)

Vẽ tranh, nặn tượng bằng đất sét, xâu hạt vào sợi dây đều là những hoạt động giúp phát triển khái niệm hình học không gian (visual – spatial skills), một trong những kỹ năng quan trọng hơn bao giờ hết. Khi bé có thể tự sử dụng máy tính bảng, hay smartphone ngay trước khi biết đọc và biết viết, thể hiện khả năng thu thập và xử lý thông tin bằng hình ảnh.

“Các bậc phụ huynh cần thừa nhận một điều rằng, trẻ em ngày nay tiếp nhận dữ liệu bằng hình ảnh nhiều hơn trong quá khứ. Vì vậy, các kiến thức của trẻ về thế giới xung quanh không chỉ giới hạn ở chữ cái và những con số. Giáo dục nghệ thuật là hình hình thức học tập giúp trẻ có khả năng tự phân tích, truyền tải , sử dụng dữ liệu hình ảnh để đưa ra các quyết định sau đó.” (Tiến sĩ Kerry Freedman – Giám đốc khoa Thiết Kế & Nghệ thuật trường đại học Bắc Illinois Hoa Kỳ).

Bằng việc tự phân tích đánh giác các dữ liệu hình ảnh, bé sẽ trở thành những khách hang thông minh, trong thế giới tràn đầy những logo quảng cáo ngày nay.

Sáng tạo (Inventiveness)

Trẻ được khuyến khích trải nghiệm và “thử sai” trong sáng tạo nghệ thuật, là lúc trẻ được có được những cảm nhận về sự đổi mới, một yếu tố quan trọng khi bé trưởng thành. “Xã hội cần những người suy nghĩ về tương lai, đưa ra các ý tưởng mới, chứ không cần những người chỉ biết nghe lời” (Kolh)

Nghệ thuật là cách khuyến khích phát triển theo những quy trình, thử nghiệm các ý tưởng và đồng thời cải thiện để các ý tưởng trở nên hiệu quả hơn.

Nhận thức về văn hóa  (Cultural Awarness)

Nhờ có sự thuận tiện về giao thông hàng không, xã hội ngày này hiện hữu nhiều nền văn hóa cùng chung sống. Trên các nhãn hàng hóa, chúng ta có thể nhận thây hình ảnh, ký hiệu đa dạng của các đất nước khác nhau. Freedman đã từng nói rằng “Nếu một đứa trẻ đang chơi những đồ chơi mang tính kỳ thị sắc tộc, màu da

(Thảo Nguyễn tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *