Albert Enstein đã từng nói rằng “Chơi tự do là cách học cao cấp nhất”. Vậy thì tại sao chơi lại được coi là học? Trong khi rất nhiều ý kiến cho rằng, chơi chỉ mang tính giải trí đơn thuần và chưa thực sự giúp bé đạt hiệu quả trong việc học các môn cần kiến thức. Hãy quên các môn học phúc tạp và chú trọng vào việc phát triển sức khỏe tinh thần và kỹ năng xã hội của bé.
Phương pháp học mà chơi không mới, nhưng làm sao để ứng dụng hiệu quả để giúp bé có nền tảng học các môn kiến thức tốt thì không phải dễ. Điều đầu tiên để giúp bé phát triển năng lực bản thân chính là môi trường, và các hoạt động chơi. Trẻ em cần được thách thức và cổ vũ để tự mình vượt qua các chướng ngại vật. Chẳng hạn khi bé mới tập đi, đang tập xúc thìa thì thay vì sốt ruột đỡ bé hay xúc bé ăn; người lớn cần coi đó là một hoạt động vui chơi, vừa ngồi cùng vừa động viên và tham gia như cũng như làm các động tác cùng bé.
Khi bé lớn hơn, cùng bé chơi và thực hành các công việc nhà cũng là một cách để bé tự phát triển kỹ năng mà lại giảm căng thẳng cho mẹ.
Người lớn thường có xu hướng nhanh mất bình tĩnh hoặc nóng lòng muốn hoàn thành một công việc, trong khi bé thì lại rề rà, làm bạn sốt ruột. Người lớn hãy thông cảm cho bé, vì bé đang làm quen với mọi thứ và tốc độ của bé là phù hợp với kích cỡ và sức mạnh cơ thể. Bé càng lớn thì các hoạt động càng linh hoạt, thuần thục và nhanh hơn.
Ngoài ra, trong khi chơi bé có thể tự tiết chế cảm xúc và điều khiển được các cơn giận dữ. Một trong những vấn đề khó khăn của trẻ em Việt Nam là không thể kiểm soát cảm xúc, nên hoặc là bé sẽ im lặng và đợi một ngày bùng nổ, hoặc là bé sẽ có các hành vi làm tổn thương thân thể người khác như đánh, cắn, v.v… Một ví dụ như bé có thể tự mình điều khiển hoạt động chơi, quyết định cách chơi và thời gian chơi, điều này khiến bé thỏa mãn và thoải mái với bản thân, trở nên vui vẻ. Nó hoàn toàn giống như cách người lớn xả stress.
Dưới đây là một vài lợi ích mà phương pháp “Học mà chơi” mang lại cho trẻ:
- Chơi là cách bé tự suy nghĩ và lên kế hoạch về các hoạt động, khi đó bé trẻ nên kiên nhẫn hơn khi đi theo kế hoạch của người lớn.
- Chơi cũng là cách bé tự học về sai lầm và tránh có cảm giác nặng nề dằn vặt khi phạm lỗi. Bé có thể rút ra một điều rằng “ ai cũng mắc lỗi, và tránh phạm cùng một lỗi nhiều lần”
- Chơi tự do trong phòng hay ngoài sân chơi đều giúp bé giảm lo âu, căng thẳng.
- Chơi là những trải nghiệm đầu tiên về cuộc sống sau này của bé, như bắt chiếc làm mẹ, làm bố hay cô chú công nhân hoặc bất cứ nhân vật nào mà bé yêu thích.
- Chơi là để phát triển sáng tạo và tưởng tượng. Trong thế giới tưởng tượng của bé chỉ toàn là những điều bé yêu thích và có ấn tượng sâu sắc.
- Chơi là khi bé được sở hữu thế giới của riêng mình, mà không phải bị chi phối bởi các luật lệ, lề thói của người lớn.
- Chơi là khi bố mẹ và bé có chung niềm vui.
- Chơi mang lại sự chủ động, bé chơi những điều mình thích và dừng lại khi chán.
Một em bé có kỹ năng xã hội tốt, trái tim ấm áp và cởi mở với mọi người xunh quanh sẽ trờ nên thành công khi lớn lên. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào quỹ thời gian Chơi mà bố mẹ dành cho bé.
Trả lời