Trẻ phát triển ngôn ngữ như thế nào?

Nhiều người cứ hỏi, sao con tôi nói chậm, sao con tôi ít nói thế. Vậy bạn đã trò chuyện với con đủ chưa ?

Trẻ em cần được nói chuyện hàng ngày, càng bé thì khả năng trả lời càng ít. Nhưng đó không phải là vấn đề, bởi vì bé vẫn nghe, tiếp thu thông tin và hiểu nó theo một cách bản năng nhất. Khi cùng làm việc với các giáo viên lớp baby, các cô giáo thường đùa nhau rằnng, luôn có cảm giác nói chuyện một mình, hay lẩm bẩm gì đó.

Bên cạnh việc trò chuyện, là các yếu tố trực quan xảy ra kèm theo, các từ vựng xuất hiện trong cuộc trò chuyện được trẻ nhìn thấy, sờ thấy và thậm chí là thử mùi vị (như thức ăn chăng hạn). Ví dụ: Mẹ đưa cho bé hạt muối, và nói “Muối”, sau đó lại cho bé thử, mẹ lập tức nhắc “Mặn”. Vậy là bé đã học được hai từ “muối” và “mặn”.

Quá trình học từ vực của trẻ đi từ đơn giản đến phức tạp, ví dụ bên trên là đối với các bé dưới 2 tuổi, khi vốn từ vựng vẫn còn rất ít.

Sau 2 tuổi, khi bàn đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ, ta sẽ nhắc đến “khái niệm ngôn ngữ”, tức là trẻ học khái niệm của từ. Chẳng hạn, khi nhắc đến từ “nông trại”, bé sẽ được lần lượt tiếp xúc với tất cả tên của những người làm việc trong nông trại, các công việc trong nông trại, các loài vật trong nông trại.  Tức là bé sẽ học ngôn ngữ ở mức độ cao cấp, cần phải suy nghĩ , tư duy và kết nói các thông tin khác nhau.  Lúc này, mức độ trò chuyện của người lớn với trẻ sẽ cần trau truốt và chú ý đến sự chính xác của từ ngữ, cú pháp, âm điệu.

Bé sẽ lặp lại một cách chính xác những gì mình nghe được và theo thời gian biến thành ngôn ngữ của riêng mình.

Một vài ví dụ về các đoạn hội thoại giữa giáo viên và một học trò 4 tuổi:

Câu chuyện thứ nhất

Trong bài học giới thiệu về các loài vật trong nông trại, cậu bé ấn tượng với con đà điểu với chiếc cổ dài , hai chân cao và cái mỏ màu hồng . Cậu bé chọn những chiếc lông vũ trong kho học liệu, hai đôi mắt và bút dạ màu.

Cậu tỉ mẩn hoàn thiện tác phẩm và kheo với cô giáo.

Cô giáo: Vì sao con dán nhiều lông cho bạn đà điểu?

Cậu bé: Ít bị lạnh

Câu chuyện thứ hai

Trong một giờ học khác về nghiên cứu lông vũ:

Cô giáo: Lông vịt giúp ích gì?

Cậu bé: Giữ ấm không bị lạnh.

Cô giáo: Trong lông vịt có gì?

Cậu bé: Có dầu

Chúng ta có thể thấy rằng, cấu trúc ngôn ngữ đã bao gồm các tính từ, danh từ . Đây là kết quả của quá trình tích lũy vốn từ trước đó. Và tiếp theo giáo viên sẽ tiếp tục củng cố về phần ngữ pháp để cậu có thể sắp xếp một câu hoàn chỉnh.

Vào phần sau, tôi sẽ tiếp tục viết về vấn đề phát triển đa ngôn ngữ ở trẻ mầm non. Làm sao để trẻ có thể sử dụng thành thạo ít nhất 2 ngôn ngữ khác nhau trước 6 tuổi?

(Tác giả: Thảo Nguyễn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *