Bạn đang có con nhỏ và băn khoăn không biết lúc nào bắt đầu cho con làm quen với ngoại ngữ (Anh văn) ? Liệu dưới 6 tuổi có phải là thời điểm thích hợp ?
Chúng ta hãy cùng bắt đầu vấn đề từ cách mà trẻ em học ngôn ngữ. Quá trình học ngôn ngữ của trẻ diễn ra hoàn toàn khác biệt so với người lớn. Khi trẻ mới sinh, tiếp xúc với bố mẹ nói thứ ngôn ngữ nào thì trẻ cũng sẽ nói thứ ngôn ngữ ấy, chứ không có tính chất di truyền. Chẳng hạn, với trường hợp nhận con nuôi nước ngoài, với bé người Việt được nhận nuôi bởi một gia đình nói tiếng Anh, bé sẽ lớn lên cùng với tiếng Anh, từ cách suy nghĩ, diễn đạt, phát âm, khi ấy tiếng Anh trở thành tiếng mẹ đẻ của bé chứ không phải tiếng Việt. Một ví dụ khác về việc ngôn ngữ, có rất nhiều trường hợp em bé sống trong rừng từ nhỏ với sói hoặc các con thú (Vanya Yudin ở Nga, Andrei Tolstyk ở Siberia v.v…) khi lớn lên các em không biết nói tiếng người mà chỉ biết sử dụng ngôn ngữ của loài vật nuôi mình để giao tiếp, nếu muốn nói tiếng người, các em bắt đầu lại quá trình học tiếng.
Nên, muốn phát triển ngôn ngữ, trẻ em cần được sống trong môi trường sử dụng thứ ngôn ngữ ấy một cách trực tiếp và hàng ngày. Quá trình học của bé luôn là diễn tả cử chỉ – bắt chước âm thanh– lặp lại – liên kết với hình ảnh thực tế – vận dụng để trở thành ngôn ngữ bản thân.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong môi trường toàn cầu hóa, sự giao lưu mạnh mẽ giữa các quốc gia đặt ra cho chúng ta sự cần thiết về một ngôn ngữ chung. Thế giới chọn tiếng Anh là ngôn ngữ lưu hành rộng rãi và chính thức trong tất cả các công việc, sự kiện, diễn đàn, thông thương giữac các nước. Vì vậy, sự thành công và hiệu quả của công việc là nằm ở chỗ, người sử dụng tiếng anh có hiểu được hết ý nghĩa và diễn đạt lại nội dung để đối phương thông hiểu hay không? Có rất nhiều những sự cố xảy ra, hậu quả dẫn đến mất hợp đồng kinh tế, hiểu lầm, gây lộn đến từ nguyên nhân chính là không hiểu được thực sự ý của đối phương. Vì vây, tiếng Anh không phải là chỉ để thi lấy bằng, để có được một công việc tốt, tiếng Anh là nền tảng của sự thành công của mỗi cá nhân, giúp chúng ta trở nên tự tin và độc lập.
Vậy thì vấn đề mà rất nhiều bố mẹ đang quan tâm là bắt đầu từ khi nào và cách học để trẻ có thể sử dụng tiếng Anh lưu loát, mà vẫn song song phát triển tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt ?
Trước tiên, chúng ta cần thay đổi tư duy về cách mà trẻ học và thời điểm mà trẻ học. Nghiên cứu não bộ tại trường đại học Havard đã chỉ ra rằng trước 6 tuổi, khả năng kết nối của các neuron trong não bộ là lớn nhất trong cuộc đời một con người. Sau thời kỳ này, các kết nối sẽ không hình thành mới, hoặc yếu dần. Điều ngạc nhiên là chúng ta không bao giờ sử dụng hết công suất của não bộ. Albert Einstein, thiên tài của loài người trong thế kỷ 20, cũng chỉ sử dụng có 10% công suất não bộ của mình. Năm 1996, chuyên gia Britt Anderson tại Đại học Alabama, Mỹ, công bố một nghiên cứu về vỏ não trước của Einstein. Ông phát hiện rằng số lượng nơ-ron không khác biệt so với với não bình thường, nhưng chúng được xếp gần nhau hơn, do đó xử lý thông tin nhanh chóng hơn.
Các nghiên cứu trên đã chứng minh cho chúng ta thấy cách mà trẻ học và hiệu quả sau khi được học đúng cách có sẽ hình thành ra bộ não thiên tài như thế nào, chính vì vậy tốc độ học của trẻ cần điểu hiểu rằng nó nhanh gấp nhiều lần người lớn, và đứa trẻ học một cách tự nhiên , bản năng ,theo hứng thú.
Tất cả trẻ em sinh ra đều có một món quà là 100 tỷ tế bào thần kinh, đây là một món quà công bằng cho tất cả các em bé của tạo hóa. Vì vậy, cách mà em bé được tiếp nhận thông tin, môi trường mà các em tiếp xúc đủ phong phú đủ để lấp đầy bộ não là rất quan trọng. Các em càng có nhiều trải nghiệm thì thông tin mà bộ não thu nhận càng nhiều, nó giúp hình thành đáng kể các kết nối não bộ, đồng thời kích hoạt não bộ vận hành theo đúng cơ chế của nó.
Đối với việc học ngôn ngữ, điều quan trọng là các em phải được tiếp xúc và sử dụng hàng ngày như một công cụ trong cuộc sống. Bé muốn nói chuyện giao tiếp với mẹ, bé cần nói thứ ngôn ngữ mà mẹ dùng với bé hàng ngày, cũng như vậy, khi bé nói chuyện với cô giáo bé phải sử dụng ngôn ngữ mà cô giáo hiểu, đấy được hiểu là giao tiếp hai chiều – bé hiểu mọi người và mọi người hiểu bé. Có như vậy bé mới diễn đạt được các suy nghĩ trong đầu và làm mọi người dễ dàng hiểu mình.
Sử dụng các loại ngôn ngữ khác trong hoàn cảnh thực tế quan trọng hơn rất nhiều với việc chỉ ứng dụng trong một lớp học đặc thù. Chính vì vậy, muốn bé có lợi thế ngôn ngữ thứ 2 như tiếng mẹ để, bé cần được sống trong chính môi trường sử dụng ngôn ngữ đó .
Khả năng học nhiều ngoại ngữ của trẻ đều nằm ở trong các nguyên tắc phát triển não bộ, tiếp nhận và phân tích thông tin mà khoa học đã chứng minh rõ ràng. Các tình trạng mà chúng ta gọi là “loạn ngôn ngữ” thường là cách để ám chỉ khi bé không thể phân biệt và sử dụng nhuần nhuyễn các loại ngôn ngữ khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng này, đó là môi trường giao tiếp ngoại ngữ của bé đã đúng cách mà não bộ bé vận hành hay chưa?! Tiếng Anh nếu dùng với trẻ theo cách mà người lớn học, tức là có những bài giảng rõ ràng, mục tiêu và nhàm chán thì không thể kích thích não bộ tiếp nhận thông tin, từ đó áp lực đến hứng thú của quá trình tiếp nhận ngôn ngữ mới của não bộ, lâu dần bé cảm thấy không thoải mái và mất tự tin để dùng ngoại ngữ như một thứ ngôn ngữ để giao tiếp và kết nối với đối phương.
Môi trường 100% tiếng anh đối với trẻ dưới 6 tuổi là một lợi thế. Trước khi chúng ta hỏi con có hiểu cô giáo nói gì không, chúng ta cần hỏi lại khi bé mới sinh và mẹ bắt đầu nói chuyện bé có hiểu không? Hay đó là quá trình tư duy ngôn ngữ lặp lại trong suốt 1 năm đầu đời để có thể hiểu những gì mẹ nói ?
Học ngoại ngữ là một cách thức tiếp nhận và tư duy bằng ngôn ngữ rất bình thường của con người, nên bố mẹ cần phải là người đầu tiên thấu hiểu bé, đưa ra cho bé những kế hoạch đúng đắn và kịp thời dựa trên các chứng minh khoa học, thay vì các ý kiến cảm tính, cảm quan. Bởi vì, mỗi em bé chỉ có 1 lần 6 năm đầu đời mà thôi.
Để lại một bình luận